QUY TRÌNH CƠ BẢN PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN

QUY TRÌNH CƠ BẢN PHUN SƠN TĨNH ĐIỆN

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm

Hầu như các sản phẩm trước khi đưa vào phun sơn tĩnh điện đều phải trải qua bước xử lý bề mặt cho sạch sẽ . Đặc biệt, các sản phẩm là đồ kim loại. Việc xử lý này sẽ giúp sản phẩm được loại bỏ các ghỉ sét, dầu mỡ bám dính trên sản phẩm trong quá trình gia công hay vận chuyển . Để có lớp phủ sơn tốt nhất và chất lượng nhất thì bạn nên thực hiện tỉ mỉ công đoạn này sẽ giúp sơn bám dính tốt hơn, bề mặt mịn hơn, thẩm mĩ tốt hơn.

Sản phẩm vào các bể có chứa hóa chất theo thứ tự như sau:

  • Bể axit tẩy rỉ sét
  • Bể rửa nước,
  • Bể tẩy dầu mỡ
  • Bể chứa hóa chất định hình bề mặt

Sản phẩm sẽ được đưa vào từng bể thông qua hệ thống balang điện theo thứ tự các bể nêu trên. Qúa trình này khá tốn thời gian nhưng cần sự tỉ mỉ để đạt hiệ u quả tốt nhất.

Bước 2: Sấy khô sản phẩm

Sản phẩm phải được sấy khô, sử dụng lò sấy khô sẽ giúp sản phẩm được làm khô nhanh chóng trước khi đưa vào sơn tĩnh điện. Treo sản phẩm trên xe gòng và đầy vào lò sấy thông qua hệ thống băng truyền.

Thông thường lò sấy có dạng hình khối. Sản phẩm được treo trên xe gòng và đẩy vào lò.
Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến, nguyên liệu đốt là Gas.

Bước 3: Phun sơn

Quy trình phun sẽ có sự xuất hiện của dụng cụ súng phun sơn tĩnh điện. Mức độ của sơn sẽ phụ thuộc tùy vào bạn pha sao cho đảm bảo nước sơn ra thành phẩm là đẹp nhất.

Súng phun bao gồm: súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi hoặc đối xứng.

Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.

Bước 4: Sấy khô

Sau khi tiến hành phun xong, bạn sẽ đưa sản phẩm sơn vào sấy khô trong buồng sấy sơn. Công đoạn sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc, đều lên bề mặt hơn so với thông thường, nhiệt độ được thiết lập theo tiêu chuẩn từng loại sản phẩm, giúp sơn bám đều bề mặt hơn.

Nhiệt độ sấy: 180 – 200 độ C trong thời gian 20 – 30 phút.

Cách thu hồi bột sơn dư sau phun

Thu hồi lại sơn dư dùng để tái chế có thể nói đây là ưu điểm của việc lắp đặt hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện , nó giúp bạn tiết kiệm chi phí khi sản xuất.

Thu hồi bột lên đê 95% và sau đó trộn lẫn với bột mới theo tỉ lệ tùy số lượng bột sơn thu hồi để được hỗn hợp bột mới dùng cho sơn lượt sau. Quá trình thu hồi bạn nên sử dụng Filter hoặc cyclone

Bước 5: Kiểm tra và đóng gói sản phẩm
Sản phẩm sau khi được sấy xong để nguội một thời gian, sau đó nhân viên tháo sản phẩm ra khỏi lò và kiểm tra thật kỹ bề mặt sơn trước khi đóng gói.
Nếu sản phẩm nào không đạt sẽ đươc xử lý và sơn trở lại.

 

 

Share this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Chat Zalo