Tìm hiểu về sơn tĩnh điện là gì ?
Công nghệ sơn tĩnh điện trong tiếng anh còn được gọi là Electrostatic Power Coating Technology, được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Trải qua nhiều năm phát triển, công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay ngày càng tối ưu hơn giúp cho chất lượng sản phẩm và giá thành tốt hơn rất nhiều.
Nếu như bạn cần một định nghĩa chính xác công nghệ sơn tĩnh điện là gì thì chúng tôi có thể giải thích đơn giản rằng: Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 2 loại chất dẻo phổ biến trong sơn tĩnh điện là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng.
Có hai dạng sơn tĩnh điện là dạng khô và dạng ướt:
Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột):Là dạng phun bột trực tiếp không pha, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox…
Sử dụng bột sơn, nhờ được gia tĩnh điện bằng các súng phun sơn tĩnh điện . Các hạt sơn sẽ bám dính lên bề mặt sản phẩm nhờ lực hút tĩnh điện, giảm ô nhiễm môi trường – hiệu quả kinh tế tăng cao. Tuy nhiên, vì ở dạng bột nên có thể thu hồi và tái sử dụng. Hiệu quả sử dụng có thể lên đến 95% ( 5% còn lại là do bột sơn dính trên thành buồng phun sơn và bay ra ngoài).
Phun sơn Tĩnh điện dạng bột sử dụng súng bắt bột sơn lên sản phẩm sau đó nung nhiệt độ cao. Sản phẩm có độ bền cao khi dùng tĩnh điện bột. Tuy nhiên bề mặt không quá đẹp. Ứng dụng cho bình gas, cục nóng điều hòa, chân bàn sắt thép.
Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi):Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ…
Sử dụng sơn nước kết hợp với các dung môi dẫn tĩnh điện. Nhờ được gia tĩnh điện bằng các súng phun sơn tĩnh điện trong quá trình phun nên lượng sơn khi phun sẽ tăng hiệu suất bám dính trên bề mặt sản phẩm. Giúp giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả về kinh tế.
Phun sơn tĩnh điện dạng lỏng (nước) sử dụng airspray kết hợp với điện cao áp. Đường điện âm được dẫn vào vật, súng tạo ra ion dương bắn ra cùng sơn giúp tăng hiệu quả bám dính, tiết kiệm sơn.
Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:
– Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn, nhưng lượng dung môi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dung môi dư, chi phí sơn cao.
– Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại, nhưng bột sơn không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng, chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.
|
Sơn Tĩnh Điện Bột | Sơn Tĩnh Điện Nước |
Ưu điểm |
Thu hồi và tái sử dụng | Không |
Không sử dụng dung môi Khó cháy nổ |
Dung môi |
|
Khuyết điểm |
Cần đầu tư thiết bị |
Cần đầu tư thiết bị |
Màng sơn dày Có hiệu ứng sần da cam |
Màng sơn mỏng Khá đẹp |
|
Tính trang trí thấp
Độ bóng không cao |
Tính trang trí cao |
Trả lời